Cách phòng ngừa và điều trị hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ?

  • Hăm tã là phản ứng dị ứng khi bé mặc tã (cả tã bỉm và tã giấy) quá lâu hoặc chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý.
  • Khi hăm tã, trên da bé sẽ xuất hiện những triệu chứng như: da bị mẩn đỏ, vết mẩn đỏ xuất hiện ở cùng bụng, quanh bộ phận sinh dục, phần đùi, bẹn và mông. Khi thay tã, bỉm bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc mỗi khi thay tã.
  •  
  •  

PHÒNG NGỪA

Cách phòng ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ cũng hết sức đơn giản, chỉ cần bố mẹ chú ý một chút sẽ làm được ngay.

Bố mẹ cần lưu ý:

  • Thay bỉm cho em bé thường xuyên hơn bình thường.
  • Để mông bé khô ngoài không khí trong khi thay bỉm và khi có thể, tháo bỉm ra một lúc.
  • Các dung dịch có mùi thơm và các loại xà phòng khử mùi có thể gây kích ứng cho da em bé, vì vậy nên sử dụng xà phòng không mùi, dịu nhẹ và khăn bằng vải bông ấm để lau cho em bé trong khi thay bỉm.
  • Nếu bạn sử dụng khăn giấy ướt, hãy chọn loại không có nước hoa, cồn và các hoá chất.
  • Khi giặt tã vải (hoặc quần áo em bé), tránh sử dụng chất làm mềm vải, các sản phẩm chống tĩnh điện, hoặc xà phòng giặt quần áo có mùi thơm. Các sản phẩm này có thể gây hăm và ảnh hưởng đến làn da non nớt của bé.

Để phòng ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ bố mẹ cần thay bỉm cho bé thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ vùng da bé

 

ĐIỀU TRỊ

Khi bé bị hăm tã, mẹ cần phát hiện kịp thời và nhanh chóng điều trị theo những cách sau:

  • Sử dụng kem kẽm oxit không cần kê đơn có thể làm dịu vùng da của bé bị hăm.
  • Sử dụng kem bôi chứa kẽm oxit dịu nhẹ hoặc mỡ khoáng (petroleum jelly) có thể làm giảm kích ứng và các phản ứng dị ứng.
  • Nếu bé bị hăm tã do nhiễm khuẩn (thường do tụ cầu hoặc strepbacteria) gây mẩn đỏ và phồng rộp, bố mẹ cần bình tĩnh đưa trẻ đến bệnh viện khám và điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu bé bị hăm tã do nhiễm nấm, bác sỹ có thể đề nghị dùng kem chống nấm tại chỗ không cần kê đơn.